Chuối hột rừng
Chuối hột rừng không chỉ dùng để điều trị sỏi thận mà còn là vị thuốc bổ thận tráng dương hiệu quả. Đồng thời, đặc sản chỉ có ở riêng Ban Mê này cũng rất được người dân ưu ái. Cùng tìm hiểu tất tần tật về vị thuốc này ngay!

1. Đặc điểm của chuối hột rừng
– Chuối hột rừng còn được dân gian gọi là chuối chát rừng, mọc hoang gần các con suối tại vùng núi cao.
– Thân cao từ 3 – 4m, lá có phiến dài, hoa màu đỏ thẫm và mọc thẳng đứng, xen kẽ với quả.
– Quả to bằng ngón tay cái, khi chín có màu vàng, bên trong nhiều hạt màu đen.
– Chuối hột rừng thường có loại nhỏ và loại lớn, nhưng loại nhỏ có chứa nhiều nhựa nên tốt hơn.
– Phân bố chủ yếu ở các vùng nùi Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,….

2. Thành phần dược liệu của chuối hột rừng
Thành phần hóa học của chuối hột rừng gồm tannin, saponin, tinh dầu, flavonoid và coumarin.

3. Công dụng của chuối hột rừng
Toàn bộ cây chuối hột rừng đều có thể được sử dụng để làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
– Hạt: hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp; giúp giảm đau, tiêu sưng.
– Quả: trị sỏi bàng quang, táo bón, hắc lào, viêm loét dạ dày, bệnh gout, kiết lỵ, đau bụng kinh niên, đái tháo đường, tăng huyết áp.
– Hoa: giúp thông tiểu, làm nước tiểu trong, chống táo bón ở người già, kích thích tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh.
– Củ chuối hột rừng: hỗ trợ điều trị sốt cao, cảm, mê sảng, ho ra máu, kiết lỵ ra máu; giúp an thai, giải độc rất tốt.
– Vỏ: trị đau bụng kinh niên, tiêu chảy, kiết lỵ.
– Lá: trị ho ra máu, chữa băng huyết, giúp tiêu độc.
– Thân: giúp cầm máu vết thương, chữa đau nhức răng, lợi tiểu, ổn định đường huyết.

4. Cách dùng để hỗ trợ điều trị bệnh từ chuối hột rừng
Hiện nay, có hai cách sử dụng chuối hột rừng đơn giản và hiệu quả được nhiều người lựa chọn đó là ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.

4.1 Ngâm rượu bằng chuối hột rừng
a. Quy trình ngâm rượu bằng chuối hột rừng
– Sử dụng quả chuối hột rừng chín tới, lột bỏ vỏ, cắt lát mỏng 1cm, đừng cắt mỏng quá dể bị vụn.
– Phơi chừng 5 đến 7 nắng thì dùng được, khi phơi nhớ phơi nắng vừa tới nắng to, tránh ngoài khô mà trong ẩm.
– Trước lúc ngâm nên rửa bằng nước sôi để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bên ngoài.
– Để có một bình rượu ngon và đậm chất núi rừng tây nguyên thì nên sử dụng chum vại để ngâm.
– Lựa chọn rượu từ 45 đến 47 độ. Không nên lấy rượu dưới 40 độ.
– Tỉ lệ ngâm chuẩn nhất là 1:4 với chuối hột rừng 1 phần thì rượu 4 phần.
– Đặt chum vại vào nơi có nhiệt độ ổn định, từ 20 đến 25 độ. thời gian ngâm trong khoảng 3 đến 4 tháng thì sử dụng được
b. Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm chuối hột rừng
– Rượu ngâm chuối hột rừng là vị thuốc chữa bệnh nên không lạm dụng uống quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Dùng 2 đến 3 chén trong bữa cơm là tốt nhất.

4.2 Sắc uống hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
– Lựa chọn chuối hột rừng chín nục, lọc lấy hạt rang vàng rồi sau đó tán thành bột. Mỗi ngày sử dụng 2 muỗng canh pha với nước uống. Uống sau ăn cơm.
– Ngoài ra thì bạn có có thể sử dụng theo cách khác như: Dùng 50g chuối xanh, thái 2cm, phơi khô, sao vàng hạ thổi, sắc với 500ml nước, uống sau bữa ăn ngày dùng 2 lần. Thời gian điều trị 3 tháng liên tục.

4.3 Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, giun
– Với bệnh dạ dày thì dùng quả chuối rừng phơi khô tán thành bột rồi uống với nước hàng ngày 2 lần.
– Trường hợp bệnh giun thì dùng quả chín ăn lúc đói giúp tẩy giun cực kỳ tốt.

4.4 Bệnh táo bón ở trẻ
Chuối xanh nước chín ruột mềm nhũn thì cho trẻ ăn sẽ hết (để chuối nguội rồi mới cho ăn nhé).

4.5 Bệnh thống phong hay bệnh gout
Chuối khô 3g, củ ráy 4g, khổ qua rừng 1g, tỳ giải 2g. Tất cả sao vàng hạ thổ, sắc uống chia ngày 2 lần.

4.6 Điều trị hắc lào
Dùng 1 quả chuối hột rừng xanh còn nhiều nhựa đem cắt đôi và xát trực tiếp vào vùng da bị hắc lào. Áp dùng liên tục từ 7 – 8 ngày thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

4.7 Chữa sốt cao, cảm nóng
– Dùng củ chuối hột rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy một chén nước cốt. Dùng cho người bệnh uống sẽ nhanh chóng giảm sốt và không nói mê sảng.

4.8 Trị đau bụng kinh niên
– Dùng 40g vỏ chuối hột rừng, 2g cam thảo, 4g quế chi đem phơi khô, sao vàng và xay hoặc tán nhỏ thành bột.
– Trộn đều với mật ong, vo viên và pha 1 viên với nước nóng uống khi còn ấm. Uống 2 – 3 lần/ngày.

4.9 Trị bệnh ho ra máu
– Dùng 10 lá chuối hột rừng phơi khô, 20g tinh tre, 20g mốc của cây cau đem đốt tồn tính và tán nhỏ. Đem hòa với nước uống và uống 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: chuối xanh có chứa nhiều tannin không nên dùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc nhé

5. Lưu ý khi sử dụng chuối hột rừng
Chuối hột rừng là dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả cũng như tránh những tác dụng phụ khác, người dùng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây.
– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý.
– Không sử dụng sản phẩm đã bị mốc, mọt.
– Không nên dùng thuốc quá đặc đối với bệnh nhân đau dạ dày.
– Những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp không nên quá lạm dụng vị thuốc này.
– Không dùng khi chuối hột rừng còn xanh, rất dễ bị táo bón và ngộ độc.
– Không nên dùng nồi bằng kim loại để sắc thuốc, vì dễ ảnh hưởng tới dược tính.

Nếu có bát cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ đến Hotline: 0988 953 325 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.