[giaban]290,000 [/giaban] [giacu]345,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh]https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgjnMFSTyTiRYxi7l6PvcGnd5CI6066swKX30sU9iZLV-HBaZesD8MAWhKKiBbA9FHEqEtUAK2IHtDSDoTedgPWSlo2cBmVfjINvp5KsaiQCrGcvTdp-XULsofbJBXlX45ION0bdNqTqN4YiOz3SL4AdY9ZQWeyvZlsv9Z6hCwToKzcT4fMRKEAJozJ5MiK/s16000/cay-com-ruou-5.jpg[/hinh]

[chitiet]     - Trong bài thuốc Đông y, cây cơm rượu là loài thảo mộc quen thuộc có tính dược lý quan trọng, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và tiểu đường hiệu quả. Theo y học hiện đại, vị thuốc này có tác dụng diệt khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa, chống lại các tế bào ung thư.
     - Trên thực tế vẫn có nhiều người bỏ qua, chưa hiểu biết và tận dụng được mọi công dụng của cây cơm rượu. Vậy làm thế nào để sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả? Cùng Thuốc Nam Tây Nguyên tìm hiểu kỹ hơn về cây cơm rượu qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về cây cơm rượu

1.1 Mô tả cây cơm rượu điều trị đau nhức xương khớp

     - Tên gốc: Cây cơm rượu - Tên khoa học: Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl - Thuộc Họ Nhà Cam (Rutaceae) - Tên gọi khác: Cây bưởi bung, cây cát bối,...

1.2 Đặc điểm của cây cơm rượu

     - Là cây nhỏ mọc thành bụi, cao từ 4 - 6.5m, cành non màu lục pha tím đỏ. Lá chét dày, không có lông, dài 15 - 30cm. Một cành thường có 1 - 5 lá hình mác thuôn, dài từ 10 - 15cm, rộng 1 - 5cm, mọc so le, ít khi mọc đối. Mép lá nguyên, phần gốc tròn, phần đầu nhọn.
     - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành hoặc nách lá, nở vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hoa nhỏ màu trắng, 5 lá đài hình tròn, ngắn. Cánh hoa thuôn nhẵn, nhị dài gần bằng cánh hoa, phần bầu có 5 ô. Quả có hình cầu, mọng nước, khi chín có màu cam hồng với vị ngọt nhẹ, mùi thơm đặc trưng.
     - Cây cơm rượu thường mọc rải rác trong rừng, bụi rậm, bờ rào, ven bờ hồ, bờ ao. Loại cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi tỉnh Hòa Bình nước ta.

 

2. Thành phần dược liệu

     - Nghiên cứu đã chỉ ra, bên trong thân, rễ, lá của cây cơm rượu có chứa nhiều Alkaloid tốt cho sức khỏe. Chất này có tác dụng dược lý phong phú như hỗ trợ phòng chống ung thư, chống sốt rét, giúp giãn mạch hiệu quả. Không chỉ vậy, bên trong vị thuốc này còn chứa tinh dầu, dẫn xuất Carbazol và chất Glycozolin có khả năng ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn, giúp hạ sốt, kích thích tiêu hóa và chống tiêu chảy.
     - Theo Đông y, rễ cây cơm rượu hơi cay, lá có vị ngọt, tính ấm giúp giải cảm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.

3. Những công dụng của cây cơm rượu mà bạn phải biết

3.1 Cây cơm rượu điều trị đau nhức xương khớp

     - Theo các tài liệu ghi chép xưa, rễ cây cơm rượu hơi cay, tính ấm nên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, toàn thân bất toại, lưng gối tê dại hay gân cốt nhức lạnh. Lấy rễ của vị thuốc này phơi khô hoặc sao vàng, sắc lấy nước uống sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức, hạn chế đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, điều trị gout.
     - Dù có nhiều công dụng trong việc điều trị đau nhức xương khớp, song cần dùng cây cơm rượu đúng liều lượng, tốt nhất là theo chỉ dẫn của cơ sở Đông y uy tín. Việc lạm dụng loại thảo dược này có thể gây ngộ độc, nôn ói hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3.2 Cây cơm rượu thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị những chứng bệnh về gan

     - Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng cây cơm rượu để thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị những chứng bệnh về gan. Thực tế cho thấy bài thuốc này thực sự hiệu quả, bằng chứng là vẫn được người đời truyền miệng về sự hữu hiệu của nó.
     - Nghiên cứu đã chỉ ra, bên trong cây cơm rượu có chứa lượng lớn Alkaloid, tinh dầu, dẫn xuất Carbazol và Glycozolin giúp thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh. Đây là vị thuốc Nam được ưa chuộng để điều trị chứng bệnh về gan vì sự gần gũi, hiệu quả, an toàn và chi phí hợp lý.

3.3 Cây cơm rượu kích thích tiêu hóa

     - Nhiều tài liệu đã chứng minh, cây cơm rượu có tác dụng nhuận tràng, giúp thanh lọc đường tiêu hóa. Rễ của loại thảo dược này có vị cay nên kích thích sự tiết dịch của tuyến tụy, giảm co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa.
     - Bài thuốc nước sắc từ cây cơm rượu hiện nay đang được nhiều người quen dùng và ưa chuộng. Không những chế biến đơn giản, dễ dùng, bài thuốc này còn mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.

3.4 Một số công dụng hữu hiệu khác của cây cơm rượu

     - Giúp trị đầy bụng khó tiêu, tiêu hóa kém, chướng bụng, giúp ăn uống ngon miệng
     - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, điều trị cảm sốt, viêm phế quản.
     - Kháng khuẩn, chống giun sán.
     - Có tính chất kháng sinh mạnh với một số vi khuẩn như Staphylococcus 209P, Streptococcus và Bacillus Subtilis.
     - Giúp giảm kích thước khối u, ức chế sự phát triển cửa tế bào gây ung thư.
     - Chống oxy hóa, làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh thoái hóa, phòng chống ung thư.
     - Điều trị mụn nhọt, trị vết thương do rắn cắn.
     - Điều trị ứ huyết, vàng da.
     - Sử dụng làm men rượu giúp tăng hiệu suất cất rượu.

4. Cách sử dụng cây cơm rượu an toàn và hiệu quả nhất

4.1 Dùng độc vị cây cơm rượu

     - Chữa cảm cúm: Dùng 20g lá cây cơm rượu sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
     - Phụ nữ sau sinh bị kém ăn, vàng da: Dùng 10 - 15g cành non và lá cây cơm rượu sao vàng, sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
     - Điều trị đau nhức xương khớp: Dùng 10 - 20g rễ cây cơm rượu sắc cùng 500ml nước, uống hàng ngày.
     - Trị thoát vị đĩa đệm: Dùng 15 - 20g cây cơm rượu sắc cùng 1L nước, uống trong ngày.
     - Trị mụn nhọt hoặc rắn cắn: Hái lá cây cơm rượu tươi rửa sạch, nấu nước tắm kết hợp với giã nát đắp lên vết thương.

4.2 Dùng kết hợp với các vị thuốc khác

     - Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Dùng 30g lá cây cơm rượu, 20g thổ phục linh và 20g lá móng tay. Sắc với 1L nước và uống liên tục trong vòng 1 tuần.
     - Chữa kém ăn, chướng bụng: Dùng 15 - 20g quả cây cơm rượu, 7g vỏ quýt sắc nước uống hàng ngày.
     - Chữa mụn ổ gà: Dùng 1 nắm lá cơm rượu, 1 nắm lá ổi và 1 nắm lá thổ phục linh rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, hơ nóng lá chuối non cho mềm, gói thuốc lại và đặt lên vết mụn.

5. Đối tượng thích hợp sử dụng cây cơm rượu

     - Người bị mắc bệnh tiểu đường.
     - Người bị nóng gan hoặc các bệnh về gan khác.
     - Người muốn phòng ngừa bệnh ung thư.
     - Người bị kém ăn, bụng đầy trướng, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày.
     - Người bị mụn nhọt, mụn ổ gà hoặc bị rắn cắn.
     - Phụ nữ sau sinh bị vàng da, kém ăn hoặc ứ huyết.

6. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cây cơm rượu

     - Không dùng cây cơm rượu cho người thể hàn, có cơ thể suy nhược hoặc phụ nữ đang có thai.
     - Trong quá trình sử dụng cây cơm rượu cần ăn đúng bữa, không dùng chất kích thích và không ăn đồ cay nóng, hạn chế thức khuya và làm việc nặng quá sức để nhanh chóng khỏi bệnh.
     - Không lạm dụng sử dụng cây cơm rượu quá nhiều, cần phải tuân thủ đúng liều lượng chỉ định của thầy thuốc.
     - Cần kiên trì sử dụng đều đặn để đạt hiệu quả cao.
     - Không tự sáng tạo bài thuốc.
     - Cần lựa chọn các địa chỉ có uy tín trên thị trường để mua được cây thuốc có chất lượng tốt.

7. Địa chỉ mua bán cây cơm rượu uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cây cơm rượu. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua cây cơm rượu về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan