* Cây cát lồi là dược liệu xa lạ với nhiều người. Dù là vị thuốc có khả năng điều trị bệnh đau xương khớp vượt bậc, song không phải ai cũng biết đến công dụng và các bài thuốc của loại thảo dược này. Cùng Thuốc Nam Tây Nguyên tìm hiểu cây thuốc ngay qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Tổng quan về cây cát lồi
1.1 Mô tả cây cát lồi điều trị đau nhức xương khớp
* Tên gốc: Cây cát lồi - Tên khoa học: Costus Speciosa - Thuộc Họ Nhà Mía Dò (Costaceae) - Tên gọi khác: Mía dò, đọt hoàng, đọt đắng, tậu chó,...
1.2 Đặc điểm cây cát lồi
* Là cây thân mềm, mọc thẳng, cao từ 50 - 60cm, có khi phân cành. Thân rễ phát triển thành củ, lá có bẹ lông, đầu phiến nhọn, nhẵn, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc.
* Hoa hình trứng, màu trắng, mọc thành cụm ở ngọn thân và không có cuống, quả nang chứa nhiều hạt nhẵn, bóng, màu đen. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt ở các vùng đất ẩm, ven sông suối hoặc những nơi có độ ẩm cao.
* Cây cát lồi sinh sống và phát triển ở nhiều nước Châu Á như Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn,...
* Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và thân cây, ngoài ra còn dùng cả búp lẫn cành non. Người ta thường đào củ, chặt thân và cành non về làm thức ăn hoặc làm thuốc, thu hái quanh năm.
2. Thành phần dược liệu
* Nghiên cứu đã chỉ ra, bên trong cây cát lồi có chứa Albuminoid, Hydrat Cacbon và khoảng 70% nước. Các chất này có tác dụng trị thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh rất hiệu quả.
* Khi chiết củ của cây cát lồi khô sẽ thu được những hoạt chất như Tigogenin và Diosgenin có công dụng hỗ trợ trị phát ban, cảm sốt, hen suyễn, viêm phế quản. Trong lá của vị thuốc cũng chứa Saponin giúp làm mát gan, chống viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiết niệu, bụng chướng, viêm tai.
* Theo Đông y, cây cát lồi có vị đắng, chua, tính mát và hơi có độc đi vào 4 kinh tâm, can, tỳ, thận giúp chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau lưng, đau dây thần kinh hiệu quả.
3. Những công dụng của cây cát lồi mà bạn phải biết
3.1 Cây cát lồi điều trị đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh
* Đau lưng, thấp khớp vốn là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay. Trong số các phương pháp điều trị hiện hành, nước sắc từ cây cát lồi là bài thuốc được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì an toàn mà lại hiệu quả.
* Cây cát lồi vừa là thực phẩm, vừa là loại dược liệu có tính mát, được sử dụng phổ biến để giúp giải độc tố, bổ máu, bổ thận. Các hoạt chất như Tigogenin, Diosgenin và Saponin có trong cây thuốc có khả năng cải thiện đề kháng, hạn chế sưng viêm, có tác dụng trị thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh rất hiệu quả.
* Nhiều người sau khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh với cây cát lồi đều cho biết được xoa dịu cảm giác đau nhức, tê mỏi lưng, vai gáy và tay chân. Vị thuốc này có khả năng kích thích lưu thông máu, thư giãn dây thần kinh, dây chằng và xương khớp rất lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.
3.2 Cây cát lồi hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, viêm gan hiệu quả
* Để điều trị xơ gan hay viêm gan, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tuỳ vào thể trạng, mức độ bệnh và chi phí. Một trong những biện pháp được lựa chọn nhiều trong thời gian gần đây là bài thuốc cây cát lồi chữa xơ gan cổ trướng theo dân gian.
* Cây cát lồi là vị thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan, gan nhiễm mỡ,... Đây là loại thảo dược giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khoẻ, phục hồi chức năng gan và ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm.
* Nghiên cứu đã chỉ ra, bên trong cây thuốc có chứa hoạt chất Saponin và Diosgenin có khả năng tiêu diệt một số loại virus viêm gan, hạn chế gan bị xơ hoá, giúp cải thiện chức năng gan hiệu quả. Đây là vị thuốc thiên nhiên, đảm bảo được độ lành tính, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới phát huy được hết công dụng và mang tới hiệu quả cao.
3.3 Một số công dụng hữu hiệu khác của cây cát lồi
- Giúp giảm sốt, điều trị viêm phế quản, ho khan.
- Hạn chế tình trạng môi rộp, giúp bù nước.
- Chữa viêm tiết niệu, viêm thận cấp, viêm phù thũng, đái vàng, đái buốt, đái rắt, đái ra máu.
- Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, nóng gan, viêm gan.
- Dùng làm thuốc lọc máu, chất xổ, giúp trừ giun.
- Chữa bệnh ho gà, trị viêm tai hoặc đau nhức trong tai.
- Chữa mụn nhọt, bệnh Eczema, chứng mẩn ngứa mề đay.
4. Cách sử dụng cây cát lồi giúp điều trị bệnh hiệu quả
4.1 Cách sử dụng cây cát lồi an toàn và phổ biến nhất
* Có nhiều cách sử dụng cây cát lồi đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả như sắc nước uống trị bệnh, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy hoặc dùng giống như loại thực phẩm hàng ngày. Dùng ngọn cây và cành non của cây cát lồi tươi nướng lên, giã nát, lọc lấy nước cốt nhỏ vào tai giúp hỗ trợ điều trị viêm tai.
* Ngoài dùng làm thuốc chữa bệnh, người ta còn sử dụng đọt của cây làm rau ăn với bánh xèo hoặc rau sống trong những bữa cơm hàng ngày. Hoặc dùng 30 - 60g cây cát lồi tươi nấu với 100g gan lợn ăn nhiều lần trong ngày, vừa bổ dưỡng, vừa có lợi cho sức khỏe.
4.2 Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cát lồi
- Trị ho gà: Dùng 100g mỗi vị cây cát lồi và rau sam, sắc lấy nước uống đến khi khỏi bệnh.
- Trị cảm sốt: Dùng 100g thuốc nam cây cát lồi, 20g lá tre tươi và 14g gừng tươi sắc nước uống hàng ngày.
- Chữa viêm phù thũng và viêm tiết niệu: Dùng 30g cây cát lồi, 20g rễ tranh sắc nước uống đều đặn mỗi ngày. Hoặc dùng 10g rễ cây cát lồi khô, râu ngô, rễ cỏ tranh, lá mã đề sắc với 1,5 lít nước và uống trong ngày.
- Trị mụn nhọt do nóng trong người: Dùng 100g cây cát lồi sắc nước uống hoặc giã nhỏ và đắp vào chỗ mụn nhọt, sưng tấy.
- Điều trị viêm gan và xơ gan cổ trướng: Dùng 10g cây cát lồi khô, 15g nhân trần, 10g hạt dành dành và 10g lá bồ công anh sắc cùng 4 bát nước. Đun sôi liu riu đến khi còn lại 1,5 bát thì có thể dùng. Uống 2 lần sáng tối sau bữa ăn 15 phút.
- Chữa bệnh mẩn ngứa mề đay: Dùng 1 nắm cây mía dò đã phơi khô, rửa sạch, đun sôi và dùng nước này tắm, thoa trực tiếp vào vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện đều đặn đến khi khỏi hẳn bệnh.
5. Đối tượng thích hợp sử dụng cây cát lồi
- Người bị đau nhức xương khớp, đau lưng thấp khớp hoặc đau dây thần kinh.
- Người bị hen suyễn, ho, viêm phế quản, sốt, cảm mạo,...
- Người bị viêm tiết niệu, đái rắt, đái buốt hoặc đái ra máu.
- Người bị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,...
- Người bị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa,...
6. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cây cát lồi
- Không nên dùng cây cát lồi cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi hay những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với thành phần dược liệu.
- Nên sử dụng với liều lượng vừa phải, không được làm dụng quá mức cho phép.
- Trong quá trình sử dụng hoặc sử dụng đã lâu nhưng không đạt hiệu quả, cần ngưng uống và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.
- Không tự sáng tạo bài thuốc.
- Cần lựa chọn các địa chỉ có uy tín trên thị trường để mua được cây thuốc có chất lượng tốt.