[giaban]130,000 [/giaban] [giacu]165,0000 [/giacu] [hot] Sale[/hot][hinh]https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhY9WXOS4o6av_DeYh7B6UNZFqdwsSEgVWkioIRF3iijO3plR8W2ejz_Kp0VC5LmVYaoPyUsPnI1Jke94xcMBk3xYrPU2LcmrDUZE99jqJJmUFJBRXkNmMHy-weqdlAYHEjMKrwyBP-2aStkSgr7d75_3cHRVmVk926hH1v44wQEq-8OzZOIDjTxGm6bKIl/s16000/ca-gai-leo-5.jpg[/hinh]

[chitiet]Cà gai leo là vị thuốc không còn xa lạ với những người hay chữa bệnh bằng phương pháp Đông y. Loại thảo dược này có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, chảy máu chân răng, bệnh lậu, say rượu, chữa phong thấp,...
Tuy nhiên, công dụng điều trị bệnh về gan nổi bật hơn cả. Đối với người mắc bệnh gan, cà gai leo chính là thần dược giúp hồi phục sức khỏe. Cùng Thuốc Nam Tây Nguyên tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo mộc dân dã nhưng lại rất quý này qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về cà gai leo

1.1 Mô tả cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh gan

     - Tên gốc: Cà gai leo - Tên khoa học: Solanum procumbens - Thuộc Họ Cà (Solanaceae) - Tên gọi khác: Cà quýnh, cà cườm, cà gai dây, cà quánh, cà bò, cà gai cườm,... 

1.2 Đặc điểm

     - Cà gai leo là loại cây nhỏ, thân leo. Cây sống lâu năm, thân leo có thể dài đến 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm hóa gỗ, phân làm nhiều cành.
     - Trên cành phủ lông và có nhiều gai. Lá của cây thường mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục. Trên mặt lá có chứa gai, mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ, thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Quả có hình cầu, chuyển màu đỏ khi chín. Thông thường, cây ra hoa vào tháng 4 - 5, kết quả vào tháng 7 - 9. 
     - Đây là loại thảo dược quen thuộc, có thể trồng được ở khắp nơi. Từ vùng trung du núi thấp cho tới đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An.

2. Thành phần dược liệu

     - Theo y học hiện đại, thành phần của dược liệu này có một số dược tính quan trọng như Flavonoid, Saponin, Sterol, Acid amin, Alkaloid,... Các chất này giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm gan B. Sử dụng đúng cách trong thời gian dài sẽ làm giảm nồng độ virus hiệu quả.
     - Trong khi đó bộ phận lá và rễ cà gai leo còn có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như Solamnia A, B, Cholesterol, Glycoalcaloid,... có khả năng chống oxy hóa, giảm các tác động của bệnh gan.
     - Theo Đông y, cà gai leo có vị hơi đắng, tính ấm. Có công dụng tiêu độc, tán phong thấp, cầm máu và giảm đau.

 

3. Những công dụng của cà gai leo mà bạn phải biết 

3.1 Cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan

     - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan rất hiệu quả. Loại thảo dược dân dã này có chứa hoạt chất Glycoalkaloid có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm các tác động của bệnh gan với người bệnh.
     - Trong thân và rễ cà gai leo còn có hoạt chất Alkaloid giúp kìm hãm một số loại virus viêm gan, giúp ngăn chặn quá trình xơ gan và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan.

3.2 Cà gai leo hỗ trợ điều trị đau lưng, tê thấp

     - Đau lưng, tê thấp là căn bệnh mà người lớn tuổi thường mắc phải, thường gây nên những khó khăn trong sinh hoạt. Trong cà gai leo có chứa Solamnia A, B có công dụng làm giảm đau, chống viêm.
     - Đối với người bị bệnh khớp thấp ở thể nhiệt, cà gai leo chính là thần dược làm giảm các triệu chứng đau lưng, tê thấp.

3.3 Cà gai leo phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư gan

     - Cà gai leo có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như Solamnia A, B, Cholesterol, Glycoalkaloid,... 
     - Sử dụng nước từ cà gai leo điều độ sẽ làm giảm quá trình oxy hóa, giúp bổ sung thêm nhiều loại vitamin, tăng sức đề kháng và hỗ trợ phòng chống ung thư.
     - Y học hiện đại đã chứng minh chiết xuất của cà gai leo giúp giảm trọng lượng khối u lên tới 42.2%. Đặc biệt, vị thuốc này có khả năng ngăn chặn sự phát triển và quá trình di căn của tế bào ung thư gan.

3.4 Cà gai leo hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

     - Cây gai leo hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ nhờ các hoạt chất Alcaloid solasodin, Saponin steroid. Hai chất này giúp đào thải độc tố, tiêu diệt các cholesterol xấu và bảo vệ gan.
     - Vị thuốc này giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, chống viêm mạnh và giúp hạ men gan tốt.

3.5 Cà gai leo giải độc rượu, bia, trị rắn độc cắn

     - Thành phần chính của cà gai leo là Alkaloid, tinh bột và Flavonoid. Có công dụng trị rắn độc cắn, giải độc bia, rượu và chống say tàu xe rất hiệu quả
     - Ngày nay, cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản với nhiều công dụng tuyệt vời.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

4.1 Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, chống tế bào ung thư với cà gai leo

a. Nguyên liệu

   + Chuẩn bị:
     - 30g cà gai leo.
     - 10g cây dừa cạn.
     - 10g diệp hạ châu.
     - 1L nước.

b. Cách chế biến

     - Dùng tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên sắc cùng 1L nước. Đun nước sôi liu riu cho đến khi cạn còn 300ml là có thể sử dụng

c. Cách sử dụng

     - Cho người bệnh gan uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng bài thuốc kết hợp với tập thể dục đều đặn để đạt hiệu quả tối đa.

4.2 Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng, tê thấp, nhức mỏi với cà gai leo

a. Nguyên liệu

   + Chuẩn bị:
     - 10g cà gai leo.
     - 10g dây gấm.
     - 10g thổ phục linh.
     - 10g kê huyết đằng.
     - 10g lá lốt.
     - 1L nước.

b. Cách chế biến

     - Dùng tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên sắc cùng 1L nước. Đun nước sôi liu riu cho đến khi cạn còn 300ml là có thể sử dụng

c. Cách sử dụng

     - Cho người bệnh uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng bài thuốc từ 1 - 3 tháng các triệu chứng đau lưng, tê thấp, nhức mỏi sẽ thuyên giảm.

4.3 Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng ho gà, suyễn với cà gai leo

a. Nguyên liệu

   + Chuẩn bị:
     - 10g cà gai leo.
     - 10g thiên môn.
     - 10g mạch môn.
     - 1.5L nước.

b. Cách chế biến

     - Dùng tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên sắc cùng 1.5L nước. Đun nước sôi cho đến khi cạn còn 600ml là có thể sử dụng.

c. Cách sử dụng

     - Chia 600ml nước thuốc thành 3 lần uống. Kiên trì sử dụng bài thuốc từ 3 - 5 ngày để thấy rõ công dụng.

4.4 Bài thuốc giải rượu, thải độc tố với cà gai leo

a. Nguyên liệu

   + Chuẩn bị:
     - 100g cà gai leo.
     - 400ml nước.

b. Cách chế biến

     - Dùng 100g cây gai leo khô  sắc cùng 400ml nước. Đun nước sôi cho đến khi cạn còn 150ml là có thể sử dụng.

c. Cách sử dụng

     - Cho người say rượu dùng thuốc khi còn ấm.

5. Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

     - Cần tìm hiểu địa chỉ cung cấp dược liệu. Cà gai leo cần được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,...
     - Nên tìm hiểu kỹ về cà gai leo, tránh nhầm lẫn với cà tàu, cà dại, cà độc dược. 
     - Trước khi sử dụng cà gai leo, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Tây y hoặc thầy thuốc Đông y.
     - Chú ý không tự sáng tạo bài thuốc, tránh trường hợp ngộ độc, khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
     - Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai không sử dụng vị thuốc này.
     - Không dùng cà gai leo cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và gan chưa hoàn thiện.
     - Dùng với liều lượng vừa đủ, phù hợp với việc hỗ trợ điều trị bệnh.

6. Địa chỉ mua bán Cà gai leo uy tín và chất lượng

     - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán cà gai leo. Tuy nhiên nên tìm hiểu và lựa chọn các điểm mua uy tín, chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, gây nguy hại tới sức khỏe.
     - Thuốc Nam Tây Nguyên là nơi chuyên cung cấp cây thuốc nam lâu đời, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, sản xuất và chế biến theo các phương pháp truyền thống. Các sản phẩm cây thuốc của chúng tôi cam kết không pha lẫn tạp chất cho nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
      - Thuốc Nam Tây Nguyên còn có dịch vụ giao hàng tận nơi và thanh toán khi nhận hàng rất tiện lợi. Nếu quý khách có nhu cầu mua cà gai leo về sử dụng thì có thể liên hệ qua hotline 0988 953 325 (7:30 - 22:00) để được tư vấn miễn phí.. [/chitiet]

Sản phẩm liên quan